PR cho nhà hàng
Cứ ăn là phải ngon
Nhân tiện viết bài này mới nhớ, hôm trước đọc báo có vị nào đó gợi ý rất hay: Nếu cụ Nguyễn Tuân còn sống, hãy mời cụ làm đại sứ du lịch Việt Nam? Vì sao thế? Vì cụ viết về món ăn Việt hay quá, vì ông Philip Kotler - Cha đẻ của marketing hiện đại từng gợi ý phát triển du lịch Việt Nam thành bếp ăn của thế giới! Mà tả món ăn thì cụ Nguyễn là số một. Cụ tả bằng chữ, không cần hình, thế mà những liên tưởng của cụ như một bát nóng hổi, bốc hơi nghi ngút và đậm hương thịt bò, cứ như người ta có thể lấy đũa gắp chữ, tưởng tượng là ăn no phở. Cụ viết về phở thế này:
“Phở còn tài tình ở chỗ mùa nào ăn cũng thấy có ý nghĩa thâm thúy. Mùa nắng, ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt, quay lưng, thấy như giời quạt cho mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt chợt thắm tươi lại.” Có đoạn cụ lại viết: “Giờ có gánh phở đỗ bên bờ hồ này, thì tớ đá luôn sáu bát!”
Đó là văn phong cụ Nguyễn Tuân, cụ tả món ăn mà nghe cả tiếng dao chặt, tiếng đũa lạnh cạch và vị hành hăng, ớt cay xộc lên trong trí tưởng tượng. Tôi biết một vị khác: Cụ Băng Sơn- người yêu ẩm thực đến nỗi có cả cuốn sách riêng cụ viết cho những món ăn vặt vãnh Hà Nội. Văn phòng cụ Sơn mềm so với cụ Nguyễn Tuân, có chút gì đó thư thái, nhẹ nhàng. Cụ viết về bún chả:
“ Một nẹp (hay mẹt) bún chả cô bưng vào nhà cho khách gồm có một bát con lưng lửng thứ nước chấm đã pha bằng nước mắm thật ngon, thêm nước lọc, dấm, đường, đu đủ xanh vuông vắn, miếng ớt đỏ bỏ hết hạt như chiếc thoi hồng rỗng ruột, hạt tiêu đen mờ chìm lẫn dưới đáy. Rập rờn chìm nổi trong nước chấm ấy là mấy miếng chả miếng, chả băm đã cháy cạnh, màu cánh gián, vừa chín tới, thơm phức. Cạnh nó là lồng khồng ít rau sống gồm rau muống Sơn Tây xanh lá mạ, chẻ nhỏ, xoăn tít như nỗi lòng đầy tâm sự, chen vào đấy là tía tô tím thẫm, kinh giới nuột nà, ngổ ba lá đầy hương đồng nội, rau mùi ta loăn xoăn, rau húng Láng thơm dịu, đôi khi còn có lá mùi tàu cạnh răng cưa thơm mạnh. Đương nhiên phải có bún.”
Chiều nay rảnh, mình đọc lại vài tùy bút của cụ Băng Sơn, mấy bài viết ngắn của cụ Nguyễn Tuân, cụ Thạch Lam. Các cụ viết tài hoa quá mình khen cũng thừa, mình chỉ thấy các cụ có chung một điểm: Tả món ăn chẳng cụ nào nói đến từ “ngon”, thế mà có ai đọc mà không ứa nước miếng với những câu chữ chi tiết gợi cảm đủ cho 5 giác quan thèm thuồng thưởng thức.
Vớ một bài bất kỳ về nhà hàng trên mạng, mình cũng ngại đếm từ ngon nhưng chắc là nhiều content nhà hàng áp dụng hình thức ấy.
Các cụ viết tùy bút xưa, đăng báo được vài đồng, đến bây giờ con cháu đọc vẫn thèm rỏ dãi. Chúng mình bây giờ viết bài PR cho ẩm thực đất nước, cho nhà hàng, bét cũng lấy công 2 triệu/bài. Thế mà đọc xong không ai nhớ có buồn không?
Ít chữ nhiều hình
Thật ra ít chữ nhiều hình mà hình đẹp, chữ cô đọng mà câu nào câu đó cứ như kéo người ta gấp báo lại đi ăn hoặc bốc máy gọi điện đặt bàn thì cũng đẹp cái content nhà hàng. Nhưng mình hơi buồn là trăm phần trăm chúng ta viết bài content nhà hàng bây giờ hình rất nhiều và rất xấu, nói xấu cũng hơi ngoa - mình nói là hình giống nhau vậy!
Con cá, con tôm cùng một kiểu bày: Nhà hàng Việt thì bày tròn tròn phủ rau mùi rau thơm, thêm bông hồng cà chua đỏ lè ở giữa, trông rất ra dáng “bông hoa cà chua”, còn hiệu quả thẩm mỹ thì mình không thấy qua content nhà hàng. Nhà hàng u thì đĩa trắng, cốc rượu vang sóng sánh, đèn vàng, người đẹp ngồi liếc mắt đưa tình (có thể có hoặc không). Ngôn ngữ viết của các bài viết trên đều như trên cả, càng đọc càng thấy cái content nhà hàng “ngon” thật.
Có một nghịch lý dành cho quan điểm “ít chữ nhiều hình”, Ogilvy – ông vua quảng cáo nước Mỹ cho rằng bạn nên đầu tư vào câu chữ, và ông không ngại một bài quảng cáo dày đặc chữ. Ogilvy có quan điểm marketing vô cùng thực tế: Những người đã bỏ thời gian đọc bài viết của bạn, sẽ mua hàng của bạn (nếu bài viết của bạn đủ hấp dẫn). Hình ảnh content nhà hàng có thể hỗ trợ bạn trong việc đem lại sự chú ý của khách hàng thông qua content nhà hàng trong 1s đầu tiên, thì thứ kéo dài đến 5p chính là những câu chữ sinh động, nhảy múa.
Vậy lần tới, bạn hãy thử một bài viết content nhà hàng với câu chữ là nền tảng, ảnh chụp là trung tâm, mà trung tâm thì không cần nhiều nhưng cần thể hiện linh hồn cả bài viết và đủ hấp dẫn để khách hàng không lật báo/ di chuột content nhà hàng sang trang khác.
Địa chỉ, bao nhiêu là đủ?
Thêm một điều khá hay ho khi tôi nói đến, mọi người đều công nhận nhưng hiếm có ai đủ dũng cảm để theo ý tưởng content nhà hàng kiểu này, phần nào đó mọi người vẫn thích đi đường vòng một chút. Có nghĩa là bỏ thêm tiền mua vài bài content nhà hàng, đăng thêm với hy vọng mọi người đọc xong nhớ được dòng địa chỉ được đóng ô phía dưới bài viết như tờ rơi quảng cáo thực phẩm chức năng.
Vậy điều đó là gì? Đơn giản lắm, bạn bỏ ô địa chỉ trong bài content nhà hàng đi, chỉ cần ghi ngắn gọn tên nhà hàng, địa chỉ có thể để nếu bạn muốn an toàn (nhưng nhỏ thôi) và số hotline. Vì tôi chắc chắn có đọc xong họ cũng chả nhớ, mà họ có nhớ là nhớ tên nhà hàng rồi lại google map tìm đường, hiếm ai đọc báo nhớ như in địa chỉ, trừ khi nơi đó gắn với liên kết nào đó với khách hàng thông qua content nhà hàng đó.
Tôi thường lồng ghép địa chỉ và tên nhà hàng trong bài content nhà hàng của mình, sau này khi tách bài ra làm quảng cáo facebook hay đăng tải lên website đều rất tiện, địa chỉ vẫn có, lồng ghép khéo léo, tên nhà hàng đọc lên cùng bài viết không mang tính thương mại. Khách đọc chỉ nghĩ đến món ăn, rồi yêu luôn nhà hàng lúc nào không biết.
Kết luận ở đây là, bạn dành khoảng không ít ỏi của 800 từ bài content nhà hàng cho trọn vẹn món ăn của bạn: Từ nguyên liệu, cách chế biến, hương vị hay cách thưởng thức độc đáo (chẳng hạn ăn bằng tay) bạn có thể viết về bất kỳ điều gì bạn muốn, miễn là bạn gửi đúng thông điệp tới khách hàng qua bài content nhà hàng. Mỗi bài viết content nhà hàng giống như một món ăn, nguyên liệu để tạo nên món ăn là do bạn quyết định, nhưng hãy nhớ rằng “địa chỉ” là một thứ mắm đặc trưng, bạn điểm một chút người ta nhớ lâu, ăn quen lại đến. Bạn trộn quá nhiều, khách hàng không “ngửi” được, và nếu bạn để riêng bát mắm một góc? Sự thật phũ phàng: Không phải ai cũng biết món đặc sản này.
Gợi ý cần có trong cách biết bài pr cho nhà hàng
Tập trung vào hương vị
Khi đối tượng là nhà hàng thì hương vị sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu khách hàng quan tâm đến. Để có thể cho những cảm nhận chân thực thuyết phục nhất qua bài viết content nhà hàng thì tác giả nên thử tại nhà hàng cần viết đánh giá content nhà hàng đó và đánh mạnh chi tiết hơn về hương vị các món ăn tại nơi đó.
Thêm không gian là một điểm cộng
Một điều hiển nhiên rằng so sánh một nhà hàng với không gian không được đầu tư với nhà hàng mang không gian sang trọng trong lành sạch sẽ thì dù là chất lượng món ăn như nhau nhà hàng có không gian bắt mắt dễ chịu sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng hơn.
Đầu tư vào hình ảnh
Hình ảnh đẹp chân thật cũng là một trong những điều cần lưu ý của cách viết bài content nhà hàng cho nhà hàng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hình ảnh sắc nét nổi bật của nhà hàng bên cạnh việc mang lại ấn tượng đẹp giúp người đọc ghi nhớ lâu thì hình ảnh còn giúp cho bài viết pr của bạn thêm sinh động, màu sắc hơn.
Có một vài cách câu khách là ý tưởng tốt
Để đánh vào tâm lý của khách hàng thì việc tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá, dịch vụ phụ trợ – nhạc sống, giao hàng tận nơi, khu vui chơi trẻ em, quà tặng… sẽ là chiêu bài giúp nhà hàng mà bạn muốn pr tăng doanh số đáng kể đấy!
Đừng quên thông tin liên lạc
Cuối cùng đừng quên chủ động để lại thông tin liên lạc của nhà hàng mà bạn muốn pr để tương tác với khách hàng bạn nhé. Thông tin liên lạc sẽ thể hiện được thiện chí của bạn và giúp khách hàng tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm thông tin nữa đấy!
Tóm lại, 5 điều kể trên là những gợi ý cần có trong cách biết bài pr cho nhà hàng. Tuy nội dung bài viết nhằm giúp tăng doanh thu cho đối tượng tuy nhiên về hương vị hình ảnh và các yếu tố không gian khác cần phải chân thực và thuyết phục khách hàng. Chúc bạn thành công!
Kinh Bắc Media - Tẩm ướp khách hàng - Làm chủ cuộc chơi
Dịch vụ Marketing Online tại Kinh Bắc Media thực hiện toàn bộ chiến lược marketing toàn diện và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của bạn. Giúp bạn đem về doanh thu hoặc chiếm thị phần thương hiệu đến khách hàng mà bạn hướng tới. Chúng tôi luôn cố gắng hỗ trợ doanh nghiệp khẳng định được vị trí trên thị trường và mang lại doanh thu tốt nhất. Để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian và tăng tính chuyên nghiệp và chuyên biệt hóa, được hỗ trợ và thực hiện và quản lý toàn diện, hãy trải nghiệm dịch vụ digital marketing của chúng tôi ngay hôm nay.
Dịch vụ Marketing Online trọn gói cho nhà hàng, quán ăn bao gồm lập chiến lược, sáng tạo content, quản trị fanpage, thiết kế website và hình ảnh, chuẩn SEO cho website, chạy quảng cáo nhằm mang lại hiệu quả trong việc quảng bá thương hiệu và tăng doanh thu.